Ôn tập Điện tâm đồ
ÔN TẬP ĐIỆN TÂM ĐỒ
BSCKI. Trần Thanh Tuấn
A. Clip bài giảng
B. Các nội dung chính
I. Rung nhĩ
Rung nhĩ là tình trạng nhiều ổ cùng phát nhịp bên trong nhĩ, làm cho nhĩ bị rung lên và tạo nên tình trạng rối loạn nhịp.
Dấu hiệu nhận biết trên điện tâm đồ bao gồm:
- Không có sóng P ở các chuyển đạo
- Mất đường đẳng điện
- Xuất hiện các sóng f lăn tăn ( thường quan sát rõ ở chuyển đạo V1 )
- Phức bộ QRS không đều
II. Dấu hiệu lớn nhĩ trái
- Sóng P ở chuyển đạo DII kéo dài hơn 0,12 giây. Pha âm của sóng P có tích số thời gian và biên độ từ 0,04mm.s
III. Dấu hiệu lớn nhĩ phải
- Sóng P ở chuyển đạo DII có biên độ hơn 2,5 mm. Pha dương của sóng P có tích số thời gian và biên độ từ 0,06mm.s
IV. Dấu hiệu lớn thất phải
- Trục điện tim lệch phải
- R cao ở V1 từ 7 mm
- R/S > 1 với R cao 5mm
- RV1 + SV5 từ 11 mm
V. Dấu hiệu lớn thất trái
- Trục điện tim lệch trái
- SV1 + RV5 hoặc RV6 từ 35 mm, SV1 hoặc SV2 + RV6 từ 35 mm
- RaVL + SV3 từ 28 mm ở nam, 20 mm ở nữ
VI. Dấu hiệu gợi ý có phì đại thất
- ST chênh xuống kèm sóng T âm ở DII, DIII, aVF, V1 đến V3 : phì đại thất phải
- ST chênh xuống kèm sóng T âm ở DI, aVL, V5 đến V6 : phì đại thất trái
VII. Dấu hiệu ST chênh lên trong nhồi máu cơ tim cấp
- ST chênh lên lên từ 1mm ở các chuyển đạo trừ V2, V3. Nam
- ST chênh lên ó dạng vòm
- ST chênh lên ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp ( tương ứng với vùng động mạch vành chi phối)
- ST chênh lên thay đổi có động học (ST thay đổi ở nhiều ECG khác nhau) kèm với sự xuất hiện của sóng Q và sóng T đảo ngược
- Có hình ảnh soi gương, có hiện diện ST chênh xuống ở chuyển đạo đối diện với ST chênh lên
VIII. Dấu hiệu hội chứng vành cấp không ST chênh
- ST chênh xuống từ 1mm kéo dài hơn 0,08 giây với dạng đi ngang hoặc dạng chút xuống. Dạng chút lên thì điểm J' (cách điểm J 0,08 giây) nằm dưới đường đẳng điểm 1 mm.
- Sóng T cao nhọn đối xứng
- Sóng T âm sâu
- Block nhánh trái mới xuất hiện
IX. Dấu hiệu thiếu máu cơ tim
- Sóng T âm, dẹp
- Sóng Q hoại tử
- R cắt cụt