Ôn tập X-quang ngực thẳng trong tim mạch

ÔN TẬP X-QUANG NGỰC THẲNG TRONG TIM MẠCH

BSCKI. Trần Thanh Tuấn

A. CLIP BÀI GIẢNG

B. NỘI DUNG CHÍNH

I. Bóng tim to

- Bờ trái tim ra 1/3 ngoài phế trường trái , bờ phải tim vượt quá 1/3 trong phế trường phải 

- Chỉ số tim lồng ngực > 0,55 ở tư thế đứng, > 0,65 ở tư thế nằm

- Góc tâm hoành trái là gọi nhọn: dấu hiệu phì đại thất trái 

- Góc tâm hoành trái là góc tù ( hoặc không thể xác định) kèm với dấu hiệu lớn nhĩ và hoặc tăng tuần hoàn phổi : dấu hiệu dãn thất trái 

- Góc tâm hoành trái là góc tù (hoặc không thể xác định) kèm 2 phế trường trong: dấu hiệu tràn dịch màng ngoài tim

II. Lớn nhĩ trái

- Xuất hiện cung thứ 3 ở bờ trái 

- Bờ phải có bóng đôi ( bờ trên là nhĩ trái, bờ dưới là nhĩ phải )

- Góc carena > 75 độ

- Khoảng cách từ bờ dưới phế quản gốc bên phải đến bờ phải bóng tim > 7 cm ( tư thế đứng)

III. Lớn nhĩ phải

- Bờ phải bóng tim vượt quá 1/3 trong phế trường

- Khoảng cách từ đường giữa đến bờ phải bóng tim > 5,5 cm ( tư thế đứng)

IV. Lớn thân chung động mạch phổi

- Xuất hiện cung thứ hai và cung thứ 2 vượt quá đường nối giữa tiếp tuyến của cung động mạch chủ với tiếp tuyến của bờ trái bóng tim

V. Lớn nhánh xuống động mạch phổi phải

- Nhánh xuống động mạch phổi phải rõ

- Kích thước động mạch phổi phải nhánh xuống > 1,5 kích thước cung sườn bên cạnh

VI. Lớn cung động mạch chủ

- Khoảng cách từ bờ trái cột sống đến bờ trái cung động mạch chủ > 1,5 cm

- Khoảng cách từ đường giữa đến bờ trái cung động mạch chủ > 4 cm

- Khoảng cách từ bờ phải đến bờ trái cung động mạch chủ > 6 cm

- Kích thước cung động mạch chủ > 40% chỉ số tim

VII. Tăng tuần hoàn phổi

- Tuần hoàn phổi ra 1/3 ngoài hoặc 1/3 trên của phế trường

VIII. Sung huyết phổi

- Xuất hiện đường Kerley

- Nốt thâm nhiễm lan toả hai bên, đậm nhất ở rốn phổi sau đó ra ngoại vi thì nhạt dần.

Bài viết cùng danh mục